Ứng dụng của kim loại đồng trong đời sống
Trong đời sống hay các ngành công nghiệp khác nhau, kim loại đồng dường như đều có mặt và đóng góp một vai trò quan trọng nào đó trong quy trình. Theo đó, bài viết dưới đây từ Kojako sẽ giới thiệu đến bạn cụ thể các ứng dụng của kim loại đồng trong đời sống, chắc chắn bạn sẽ vô cũng ngạc nhiên vì danh sách rất dài này.
Giới thiệu về đồng và hợp kim của đồng
Hầu hết mọi người đều biết đồng là một loại kim loại dẫn điện tốt, có mặt trong ngành công nghiệp điện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đồng là dạng kim loại khối, khi kết hợp với một số kim loại khác sẽ tạo ra các hợp kim của đồng.
Với sự phát triển của xã hội cũng như nhu cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp, đồng cùng với những hợp kim của nó đã được nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm cải tiến đến chất lượng hoàn thiện nhất có thể.
Đồng có ưu điểm là dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chịu được ép lực, dẻo dai có thể uốn cong theo mong muốn… Bên cạnh những ưu điểm của đồng, các hợp kim của nó còn có các đặc điểm vượt trội từ kim loại kết hợp bên trong.
Đồng và hợp kim của nó có tính ứng dụng cao. Ảnh: Internet
Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của công việc mà bạn nên chọn sử dụng đồng hay hợp kim của đồng để phù hợp hơn. Dưới đây là các hợp kim hiện nay được sử dụng nhiều nhất của đồng:
· Hợp kim đồng thiếc
· Hợp kim đồng phốt pho
· Hợp kim đồng nhôm
· Hợp kim đồng kẽm
· Hợp kim đồng dùng trong đúc súng
· Hợp kim đồng niken
· Hợp kim bạc niken (đồng + kẽm + bạc + niken)
Những ứng dụng của đồng trong cuộc sống
Ứng dụng của đồng trong ngành điện
Chắc chắn ai cũng biết đến việc đồng được sử dụng rất nhiều trong ngành điện vì tính năng dẫn điện siêu tốt của nó. Vốn dĩ chỉ là kim loại dẫn điện tốt thứ 2 nhưng vì giá cả thấp nên đồng được ưa chuộng nhất trong việc truyền tải điện năng.
Nhiều người biết đến chức năng làm dây dẫn tiện của đồng, nhưng bên cạnh đó, loại kim loại ánh vàng này còn được sử dụng để sản xuất, chế tạo máy vi tính, tivi, điện thoại di động với ứng dụng như kết nối điện tử, làm bo mạch in, chất bán dẫn, châm điện, tản nhiệt, ống chân không… Ngoài ra, đồng còn đóng góp vai trò quan trọng trong thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Đồng được sử dụng để làm lõi cho dây dẫn điện. Ảnh: Internet
Máy móc, dụng cụ trao đổi nhiệt
Với tính năng truyền tải nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ cao nên đồng được sử dụng rất nhiều trong các quy trình sản xuất máy móc cần trao đổi nhiệt, quy trình bay hơi, điều hòa không khí, hệ thống cấp nước nóng tiết kiệm năng lượng (sử dụng ánh nắng mặt trời), ấm đồng hay bình đun nước nóng cấp tốc.
Với khả năng chịu được nhiệt độ cao, đồng còn có mặt trong việc sản xuất van áp suất cao và một số bộ phận máy móc, linh kiện.
Ngành công nghiệp gia dụng, logistics
Vì độ dẻo dai của đồng rất dễ để uốn dẻo và tạo dáng khi cán mỏng ra nên đồng và hợp kim của nó được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng gói vận tải hàng hóa, hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, loại kim loại này còn được dùng để đóng gói mỹ phẩm, sản xuất các loại bật lửa, làm mắt lưới.
Đồng được sử dụng để đóng gói vận chuyển hàng hóa đi xa. Ản: Internet
Sản xuất phụ kiện viễn thông
Khi kết hợp với phốt pho, bạc niken, đồng sẽ tạo thành các hợp kim hay đồng beryllim đều có khả năng đàn hồi tối ưu. Nhờ đó, những hợp kim từ đồng này có thể phù hợp để ứng dụng trong ngành viễn thông, là chất liệu để sản xuất thiết bị chuyển mạch, rơle, đầu nối, dây dẫn, khung thiết bị viễn thông, dụng cụ đo nhiệt…
Sản xuất các thiết bị chống nổ
Theo nghiên cứu, đồng không có từ tính hay không bị nam châm hút, do đó, khi sử dụng kim loại này để sản xuất, bạn sẽ nhận được vật dụng không bị từ hóa, khi sử dụng có điện cho kết quả chính xác nhất.
Vì không bị ảnh hưởng bởi từ tính nên đồng được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất thiết bị chống nổ trong các nhà máy hóa chất, nhiệt điện.
Sản xuất đồ dùng, máy móc, thiết bị không bị oxy hóa
Không chỉ không bị ảnh hưởng bởi từ tính, đồng còn tránh được quá trình oxy hóa, không bị gỉ sét. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồng đỏ, đồng hợp kim có một lớp màn bao bọc chúng, bảo vệ chúng khỏi quá trình oxy hóa, ăn mòn bởi không khí.
Với đặc tính này, đồng được sử dụng để làm vật liệu xây nhà, lắp mái nhà, máng xối, các ống thủy lợi, động cơ hơi nước wall…
Đồng còn được dùng để sản xuất bình ngưng cho tàu thuyền, nhà máy nhiệt điện, nhà máy nước cất.
Bình ngưng cho tàu được làm bằng đồng. Ảnh: Internet
Nội ngoại thất
Theo phong cách kiến trúc nội ngoại thất cổ điển, hoàng gia, đồng có màu ánh kim vàng toát lên sự quý tộc sang chảnh và thời thượng cho ngôi nhà. Chính vì vậy, kim loại này cũng góp mặt trong sản xuất đồ trang trí nội thất, vật liệu xây dựng nhà cửa.
Ngoài sản xuất, một số đồ dùng còn dùng đồng đệ mạ hay hàn gắn đồ vật, đồ dùng, máy móc vì độ bền cao, không bị oxy hóa. Đối với ngành xây dựng, đồng còn được dùng để đúc tay nắm cửa, tay vịn, các loại thanh trang trí nhà ở...
Ngành y tế
Không phải ai cũng biết đến khả năng kháng khuẩn siêu vượt trội của đồng, bên canh đó, công dụng còn phát huy trong thời gian dài. Bởi vì điều này, một trong các ứng dụng của kim loại đồng trong cuộc sống chính là làm dụng cụ y tế, đồ dùng nhà bếp… Hãy những phụ kiện, dụng cụ cần sát khuẩn, kháng khuẩn trong quá trình sử dụng.
Ngành công nghệ mỹ thuật, trang trí
Đồng có thể nóng chảy khi đun ở nhiệt độ cao và tạo hình được các dạng cầu kì, phức tạp, do đó, nó có mặt trong ngành công nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đúc tượng trang trí nghệ thuật… Theo đó, tượng Nữ thần tự do, biểu tượng của đất nước Mỹ được đúc từ 81,3 tấn179.200 (pao) đồng hợp kim…
Tái chế được 100%
Theo nhận xét từ nhiều nhà khoa học, đồng là loại kim loại thú vị mà chúng ta vẫn chưa tìm ra hết ứng dụng của nó trong cuộc sống. Một tính năng ưu việt của đồng chính là kim loại này hoàn toàn có thể được tái chế sử dụng trở lại với chất lượng 100% như ban đầu. Do đó, trong các ngành công nghiệp, sử dụng đồng vừa tiết kiệm tiền bạc vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho quốc gia. Đây là điều mà các quốc gia đang khuyến khích người dân áp dụng - tái sử dụng nguyên liệu để bảo vệ môi trường.
Cũng chính vì vậy mà việc thu gom đồng cũ trở thành một ngành nghề mang đến thu nhập cao cho các quốc gia nghèo, đang phát triển. Tuy nhiên, để có thể tái chế được đồng, mọi người cần phải sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại chứ không thể thực hiện tại nhà.
Khi không sử dụng nữa, đồng từ các loại phụ kiện, máy móc có thể được thu gom lại, bán ra với giá cao vừa giúp người sử dụng tiết kiệm được một khoản tiền vừa cung cấp nguyên liệu trở lại cho các ngành sản xuất khác.
Trên đây chính là các ứng dụng của kim loại đồng trong cuộc sống thường ngày. Dường như trên mọi lĩnh vực, đồng là chất liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất đồ dùng, phụ kiện, máy móc… Nhiều người còn nhận xét, đồng là kim loại hết sức thú vị vì đặc tính và vô số các ứng dụng của nó trong cuộc sống.
ISO 9001 : 2015 CERTIFICATE
Tin liên quan
- Việt Nam có nhà máy sản xuất đồng nguyên chất không? Ở đâu?
- Tìm hiểu về Hợp kim của Đồng và Kẽm
- Phân biệt Đồng thau và Đồng nguyên chất
- Đồng hợp kim: Những kiến thức về đồng hợp kim bạn cần biết
- Mua đồng tấm ở Bình Dương chỗ nào rẻ?
- Đồng hợp kim C3604: Đặc điểm - tính chất và ứng dụng
- Tìm hiểu về màu sắc của các loại đồng phổ biến hiện nay
- Công thức tính trọng lượng riêng của đồng
- Điện cực hàn vonfram là gì & Một số loại điện cực hàn vonfram phổ biến nhất hiện nay
- Các loại điện cực hàn bấm thông dụng hiện nay